Thời gian
Chuyên Mục
18 kết quả phù hợp với "búp sen"
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 17) - Sơn Tùng
Trong phần cuối của cuốn tiểu thuyết, chúng ta không khỏi xúc động trước những tình cảm, tình yêu của người ra đi, kẻ ở lại được tác giả miêu tả qua những trang văn trước lúc anh Ba ra đi tại bến càng Nhà Rồng. Trên con tàu Đô đốc Amiral Latouche Tréville mở đầu cho một hành trình dài đầy gian khổ nhưng vinh quang. Con tàu rẽ sóng, rẽ ra tương lai mới cho dân tộc, cho quê hương.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 16) - Sơn Tùng
Tương lai là điều anh Ba luôn tìm kiếm, nhưng không vì lẽ đó mà anh bỏ quên thực tại, quên đi những con người đang nhiệt thành giúp đỡ mình hoàn thành ước mơ. Anh mở lớp dạy học, nơi mà chữ anh Ba thắp sáng lên trong trái tim những người thợ. Anh còn dành tặng những món quà tới những người anh biết ơn trước khi ra đi tìm đường cứu nước.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 15) - Sơn Tùng
Theo chân Tư Lê, anh Ba đến Sài Gòn. Nơi đây anh đã gặp được cụ già Đờn, cô Út - con gái ông và những người bạn ở xóm chợ. Anh không ngại khó, không ngại khổ, tự nguyện làm nghề phu vất vả chỉ để tìm được hướng đi, ra một phương trời khác thực hiện ước mơ lớn. Cuộc sống nơi Sài Gòn mở ra những trải nghiệm mà từ trước đến nay anh chỉ đọc và biết qua sách vở.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 14) - Sơn Tùng
Nguyễn Tất Thành gặp tại Tư Lê - người mà anh đã cứu trong cuộc biểu tình, đấu tranh đòi quyền sống ở Huế. Bấy giờ bản tính lương thiện của anh thấy ai gặp nạn thì ra tay cứu giúp. Nào ngờ sau này chính anh Tư lại là người anh em cùng anh trải qua những năm tháng tuổi 20.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 13) - Sơn Tùng
Tại Bình Định, Thành gặp lại người cha đức độ của mình. Cuộc gặp gỡ lần này một lần nữa khẳng định kỳ vọng mà cha anh đã để lại. Dấu chân của Nguyễn Tất Thành in xuống cực Nam Trung Bộ, nghe theo lời cha anh đến dạy ở trường Dục Thanh.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 12) - Sơn Tùng
Tại trường Quốc học Huế, Tất Thành gặp lại những người bạn cũ đã không quản ngại khó khăn giúp đỡ mình năm xưa. Cùng với bạn của mình, trong một lần nhân dân ta nổ ra biểu tình, Thành đi trong đội ngũ đấu tranh đòi quyền sống. Sau cuộc nổi dậy đó, Tất Thành bị cảnh sát săn đuổi.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 11) - Sơn Tùng
Chặng đường học Tiểu học Đông Ba đã kết thúc, tâm trí Thành lại bộn bề với bao hy vọng chờ đợi được gọi vào 'Thiên đường trường học' niên khóa 1906 - 1907. Cùng lúc đó, anh xốn sang với cuộc vận động chống Pháp do các sĩ phu yêu nước đang nhen lên.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 10) - Sơn Tùng
Bắt đầu từ những ngày sửa soạn theo cha lên đường vào kinh đô Huế lần hai cùng với cha và anh, Côn bận rộn chuẩn bị mọi thứ để tạm biệt mọi người.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 9) - Sơn Tùng
Ở phần này chúng ta sẽ cùng đắm chìm vào những cảm xúc sâu lắng mà nhà văn đã gợi lên trong những ngày tháng cuối ở làng Sen của ba cha con cậu bé Côn trước khi cha cậu vào kinh thành Huế nhậm chức. Dù đã đỗ quan Phó bảng, nhưng ông Sắc khước từ cả việc triều đình gọi bởi ông còn trách nhiệm làm tròn chữ hiếu với cụ đồ An thay người vợ đã mất của mình.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 8)- Sơn Tùng
Sau nhiều lần đi thi, ông cử Nguyễn Sinh Sắc đã đỗ cuộc thi hương chức danh Phó bảng. Hồi hương sau khi đỗ quan lớn, ông được dân làng và hội đồng hương đón rước trịnh trọng kiệu vọng chiếu hoa, dân làng góp nhau dựng nhà. Nhưng với bản tính liêm minh, đức hạnh, ông Sắc không hề thấy vui vì sự trịnh trọng này.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 7) - Sơn Tùng
Đắm chìm vào những trang văn của tác giả, không khỏi xúc động trước hình ảnh cậu bé Côn 11 tuổi chứng kiến cảnh mẹ mất ở kinh thành Huế trong những ngày giáp Tết. Một mình Côn bế đứa em nhỏ côi cút, bệnh tật, yếu ớt mới được vài tháng tuổi đi xin từng giọt sữa để duy trì sự sống cho em. Nhưng chỉ sau một vài ngày, đứa em bé nhỏ kia cũng rời bỏ Côn mà đi. Đau buồn, xót xa trước sự mất mát lớn lao trong gia đình, cụ đồ Nguyễn Sinh Sắc quyết định đưa hai con trai trở về xứ Nghệ.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 6) - Sơn Tùng
Năm 1898, cậu bé Nguyễn Sinh Cung bắt đầu được học chữ Hán thông qua những lớp dạy học của cha ở Huế, khám phá bao điều hay của chữ nghĩa. Song cũng chính trong khoảng thời gian này, gia đình có thêm một thành viên mới nên cậu bé Côn phải phụ mẹ chăm em. Những khó khăn vất vả tại kinh thành Huế đã mang đến nhiều trải nghiệm cùng sự chiêm nghiệm quý giá cho cậu bé Nguyễn Sinh Cung như thế nào?
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 5) - Sơn Tùng
Chuyến đi theo cha mẹ vào kinh thành Huế chính là bước ngoặt đầu tiên trong cuộc đời của Bác. Sự học của cậu bé Côn bắt đầu được ảnh hưởng rõ hơn từ cha mẹ. Chữ là mắt, người không có chữ coi như người mù ở thế gian. Trí thông minh, sự nhạy bén và ham học hỏi hơn người của cậu bé Côn được nhà văn Sơn Tùng khắc họa rõ nét qua từng câu hỏi, lời nói, thái độ diễn ra trong đời sống bình thường.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 3) - Sơn Tùng
Trong tác phẩm ‘Búp sen xanh’ của nhà văn Sơn Tùng, tác giả sử dụng theo tiếng địa phương nên cậu bé Nguyễn Sinh Cung hồi nhỏ vẫn được mọi người quen gọi là cậu bé Côn. Như một lẽ đương nhiên, cậu bé Nguyễn Sinh Côn càng lớn càng thông minh, sáng dạ. Cậu có những suy nghĩ, lời nói không giống như những đứa trẻ khác. Không ít người bạn của cụ nho Sắc đã phải trầm trồ khen ngợi.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 3) - Sơn Tùng
Trong phần ba của cuốn tiểu thuyết sẽ kể lại về xuất thân dòng dõi và những năm tháng tuổi thơ mồ côi cha mẹ được gia đình thầy dạy Hoàng Xuân Đường nuôi dưỡng của cậu bé Nguyễn Sinh Sắc, cha của Bác Hồ.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 2) - Sơn Tùng
Trong phần hai của cuốn tiểu thuyết kể về tang lễ của thầy đồ Hoàng Xuân Đường, là ông ngoại của Bác Hồ cũng là thầy dạy, người nuôi dưỡng ông Nguyễn Sinh Sắc – người cha yêu quý của Bác. Những trang tiểu thuyết cũng cho biết thêm về gia thế của bà Hoàng Thị Loan và thầy đồ Nguyễn Sinh Sắc – những bậc thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ (phần 1) - Sơn Tùng
Tiểu thuyết ‘Búp sen xanh’ của nhà văn Sơn Tùng kể về tuổi thơ và thời niên thiếu của Bác Hồ. Trong phần 1 của cuốn tiểu thuyết, mời quý vị trở về làng quê xứ Nghệ những năm cuối thế kỷ 19, thời điểm cậu bé Nguyễn Sinh Cung chào đời.
Hơn 2.000 thiếu nhi tham gia Liên hoan 'Búp Sen hồng'
Lễ bế mạc Liên hoan Búp sen hồng các Cung thiếu nhi, Nhà thiếu nhi, Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi khu vực phía Nam lần thứ 26 năm 2023 vừa diễn ra tối 28/6 tại tỉnh Sóc Trăng, với sự tham gia của hơn 2.000 em đến từ 41 đoàn nghệ thuật thiếu nhi.